Để chứng minh bản thân có hay không có án tích!
Để chứng minh bản thân có hay không có bị cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp.
Bạn đang cần làm hồ sơ xin nhập tịch, xin visa định cư, đăng ký kết hôn với người nước ngoài...hay cả việc xin cấp Giấy phép lao động cho mình tại nước ngoài hay xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài ở Việt Nam!
Thì chúng ta cần xin cấp phiếu lí lịch tư pháp.
Tại khoản 1 điều 2 Luật Lý lịch tư pháp của Quốc Hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 5 số 28/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 quy định:
* Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
* Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XIN CẤP LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1
Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 gồm các bước sau:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
- Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
- Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Lý lịch tư pháp.
VIỆC XIN CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP HỒ SƠ CHUẨN BỊ PHỨC TẠP VÀ KHÓ KHĂN
ĐỂ GIẢM BỚT THỜI GIAN CHUẨN BỊ CHO QUÝ KHÁCH HÀNG, QUÝ KHÁCH CÓ THỂ LIÊN HỆ HOTLINE TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ DỊCH VỤ TRỌN GÓI XIN CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
0905.910.815 Ms. Hà Phương zalo
Bình luận: